Bệnh sâu răng là nguyên nhân khiến cấu trúc của răng bị phá vỡ, gây ảnh hưởng tủy răng, đau nhức răng. Bệnh sâu răng do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra (cụ thể là các loài Lactobacillus, Streptococcus mutan). Các vi khuẩn này gây tổn thương cho răng trong môi trường có các carbohydrate lên men được, ví dụ như các loại đường sucrose, fructose, and glucose. Ngoài ra chế độ ăn uống không hợp lý và răng thiếu chất cũng là nguyên nhân gây nên bệnh sâu răng
Sâu răng là một bệnh mạn tính phổ biến. Tuy y học đã phát triển nhiều, vệ sinh răng miệng đã được thực hiện rộng rãi nhưng tỷ lệ bệnh sâu răng vẫn ngày càng tăng ở các nước phát triển (90%, thậm chí 100% dân số)
Nếu không được chữa trị, bệnh này có thể dẫn đến rụng răng, nhiễm trùng, viêm tủy răng, viêm hạch, viêm tủy xương, viêm quanh cuống răng với các cơn đau dữ dội, thậm chí gây nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong đối với những ca nặng.
Ảnh hưởng của bệnh sâu răng lên cấu trúc răng
Có nhiều cách phân loại các dạng sâu răng. Tuy rằng thể hiện có thể khác nhau, các nhân tố rủi ro và sự tiến triển của các dạng sâu răng khác nhau vẫn hầu như là tương tự nhau. Ban đầu, bệnh có thể thể hiện ở một vùng nhỏ có độ xốp , cuối cùng phát triển thành một lỗ hổng lớn mầu nâu. Tuy đôi khi người ta có thể trực tiếp nhìn thấy vùng bị sâu, nhưng tia X quang thường được dùng để kiểm tra những vùng răng khó nhìn thấy hơn và để đánh giá mức độ tổn thương của răng.
-Nhìn thấy lỗ sâu: Thường là thương tổn men và ngà răng. Nếu dùng que nạo ngà, lấy hết vụn bẩn thức ăn trong lỗ sâu, sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng hơn miệng lỗ.
-Đau buốt khi kích thích: Khi thức ăn lọt vào lỗ sâu, khi ăn nóng, lạnh, ngọt..., bệnh nhân sẽ đau buốt; hết tác nhân kích thích sẽ hết đau.
-Nếu thấy răng có lỗ sâu mà đau thành cơn kéo dài khoảng 10 phút rồi dịu dần thì đó là dấu hiệu nhiễm trùng tủy răng. Lúc này, sự can thiệp của bác sĩ nha khoa là rất cần thiết.
-Tùy theo mức độ tổn thương của răng, có nhiều phương pháp điều trị bệnh sâu răng khác nhau để khôi phục tình trạng của răng để có được hình dáng, chức năng và thẩm mỹ thích hợp. Tuy nhiên, hiện người ta chưa biết đến một phương pháp nào có thể tái sinh đáng kể cấu trúc răng. Thay vào đó, các tổ chức sức khỏe kêu gọi các biện pháp phòng ngừa để tránh sâu răng, chẳng hạn như thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng và thay đổi chế độ ăn. Các bạn nên đánh răng khi ăn xong và súc miệng bằng nước muối hoặc xúc miệng trước khi đi ngủ.
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Nha Khoa Phương Đông – Trung tâm nha khoa Uy Tín hàng đầu tại TPHCM
Địa chỉ: 54 - 56 đường 3 tháng 2, P.12, Q.10, TP.HCM
Web: http://nhakhoaphuongdong.com
Phone: 093 131 6886